Nuôi gà ta là một cách chăn nuôi
được rất nhiều bà con chọn để phát triển kinh tế. Đây là cách chăn nuôi rất phổ
biến và cho hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất bà
con cần chú ý đến các kỹ thuật chăn nuôi gà ta sau:
Nuôi gà ta đem lại hiệu quả kinh tế cao
Điểm mặt 6 giống gà quý hiếm tại Việt nam
Từ 3 triệu đồng tiền vốn, sau 3 năm thu nhập 200
triệu/năm nhờ nuôi vịt trời
Thu nhập hơn 1 tỷ mỗi năm nhờ áp dụng mô hình trang
trại đa canh
1. Chọn giống.
Từ 3 triệu đồng tiền vốn, sau 3 năm thu nhập 200
triệu/năm nhờ nuôi vịt trời
|
- Tại miền bắc giống gà phổ biến
là gà Ri, đây là loại gà cho thịt rất thơm ngon. Khi trưởng thành gà trống nặng
khoảng 1,8 – 2,5 Kg, gà mái nặng 1,3 – 1,8 kg. Sản lượng trứng hàng năm của giống
gà này khoảng 80 – 100 quả, khối lượng mỗi quả đạt từ 42 – 43 kg.
- Gà Đông Tảo ở Hưng Yên. Giống
gà này khi trưởng thành con trống nặng 3,5 – 4 kg, mái nặng 2,5 – 3 kg. Mối năm
gà cho khoảng 55 – 60 quả trứng, mỗi quả nặng 55 – 57 kg.
- Gà Hồ ở Bắc Ninh, gà Phù Lưu Tế
ở Mỹ Đức - Hà Nội, gà Mía Hà Tây có năng suất tương tự gà Đông Tảo. Gà Văn Phú
chân chì ở Phú Thọ cho sản lượng trứng cao hơn gà Đông Tảo nhưng khả năng cho
thịt kém hơn.
Gà ta có đặc điểm chung là thịt
thơm ngon, trứng nhiều chất dinh dưỡng, lòng đỏ to. Gà có sức chịu đựng tốt,
thích nghi dễ.
2. Kỹ thuật úm gà
kỹ thuật nuôi úm gà con
Gà con khi mới nở bà con cần cho
vào chuồng úm. Mùa hè nên úm trong vòng 1 tuần, còn mùa đông nên úm khoảng 3 tuần.
- Chuẩn bị:
+ Làm sach nền chuồng, sát trùng
bằng crezin. Dùng cót tre vòng chu vi xung quanh tạo thành một vòng tròn, độ rộng
tùy vào số lượng của đàn gà con. Độn trấu, hoặc rơm rải dày một lớp khoảng 10 –
15 cm.
+ Dùng bóng đèn sợi đốt có công
suất từ 75 đên 100W treo vào giữa cót, cách nền khoảng 50 cm, trên bóng đèn cần
lắp thêm chụp đèn.
3. Xác định mật độ nuôi thích hợp.
- Mùa thu đông:
+ Gà từ 1– 10 ngày tuổi nhốt 40 –
50 con.
+ Gà từ 11 – 30 ngày tuổi nhốt 20
– 25 con.
+ Gà từ 31 – 45 ngày tuổi nhốt 15
– 20 con.
+ Gà từ 46 – 60 ngày tuổi nhốt 12 – 15 con.
+ Gà dò 10 – 15 con/m2.
+ Gà sinh sản 4 – 5 con/m2
- Mùa hè : Giảm 10 – 15 % so
vowiss mùa thu đông.
4. Nhiệt độ sưởi thích hợp
– Gà từ 1 – 3 tuần nhiệt độ sưởi
30 – 32 độ C.
– Gà từ 3 – 6 tuần nhiệt độ sưởi
25 – 20 độ C.
– Gà từ 6 – 8 tuần nhiệt độ sưởi
20 – 22 độ C.
– Sau khi được 8 tuần tuổi nhiệt
độ sưởi thích hợp là 18 – 20 độ C. Ở giai đoạn này bà con phải quan sát kĩ đàn
gà, nếu phát hiện gà xích lại gần nhau và kêu chiêm chiếp là biểu hiện của thiếu
nhiệt, còn cách xa nhau nằm bẹp chứng tỏ nhiệt quá cao.
5. Độ ẩm và ánh sáng
Độ ẩm thích hợp nhất là từ 60 –
65 %. Quan sát nếu thấy chất độn chuồng bị ướt bà con nên thay mới.
6.Thức ăn
Công thức tính thức ăn trong 1
ngày đêm đối với các giai đoạn phát triển của gà như sau:
– Gà từ 1 – 10 ngày tuổi cho ăn 6
– 10g/1 con.
– Gà từ 11 – 30 ngày tuổi cho ăn
15 – 20/1 con.
– Gà từ 31 – 60 ngày tuổi cho ăn
30 – 40/1 con.
– Gà dò 61 – 150 ngày cho ăn từ
45 – 80/1 con.
– Gà sinh sản: Gà mái 100g/1 con,
gà trống 110/1 con.
– Số bữa ăn đối với gà con là 6 bữa/một
ngày đêm.
- Số bữa ăn đối gà dò và gà mái sinh sản 2 –3 bữa/ngày
đêm.
Thông thường gà ta hay được nuôi
thả hoặc bán chăn thả. Nếu bà con có khu vườn rộng, nhiều thức ăn như rau, cỏ,
giun, dế…thì có thể bớt lượng thức ăn sẵn hàng ngày để tăng hiệu quả kinh tế.
Hi vọng với những kiến thức mà
chúng tôi vừa chia sẻ sẽ góp sức được một phần nào đó trong việc giúp bà con nắm
vững được kỹ thuật chăn nuôi gà ta.
Chúc bà con chăn nuôi thành công!
0 nhận xét :
Đăng nhận xét